Đào tạo Thạc sĩ

Tổng quan đào tạo sau đại học

Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, đặc biệt, trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2020 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển gồm: Công nghiệp chế biến - Chế tạo, Điện tử - Viễn thông, Năng lượng mới - Năng lượng tái tạo. Trong đó, nhóm ngành Công nghiệp chế biến – Chế tạo có liên quan trực tiếp đến ngành Hóa học. Vì thế nhu cầu về nhân lực lao động trình độ cao tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Hóa học trong lĩnh vực hóa chất - hóa dược - mỹ phẩm là rất lớn.

Mặt khác, đối với các trường phổ thông, đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay, vai trò của người giáo viên trong nhà trường phổ thông lại càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tiễn, trình độ đội ngũ giáo viên luôn là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu về số lượng giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học có trình độ Thạc sĩ Hóa học ở các trường Trung học phổ thông là khá lớn.

Đồng thời, yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đã dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao trong công tác chuyên môn ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhằm mục đích đáp ứng cho các vị trí công việc đỏi hỏi tư duy kiến thức và kỹ năng tốt như các cán bộ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng, các cán bộ quản lý chuyên môn, cán bộ nghiên cứu chuyên môn của khu vực.

Do vậy, nhu cầu được đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Hoá học tại khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế của nhiều đối tượng ở miền Trung – Tây Nguyên hiện nay đang rất lớn.

Ngành học